Agile Scrum là gì?
Hiện nay, Agile Scrum đang là một mô hình phát triển phần mềm được nhiều công ty áp dụng. Giải thích ngắn ngọn, Agile là viết tắt của Agile Software Development.
Agile dựa vào 2 phương pháp chính: Tăng trưởng (incremental) và lặp lại (iterative). Agile đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc phát triển phần mềm như: Sản phẩm được phát hành nhanh hơn và thích ưng với sự thay đổi hơn.
Scrum được coi như là một framework của Agile. Scrum biết Agile từ một lý thuyết trở đến được áp dụng hiện tại. Ngoài ra Agile cũng có framework khác là Kanban cũng rất phổ biến.
Những vai trò trong Agile Scrum
1. Product Owner
Là người quản lý và tối ưu giá trị của sản phẩm. Quản lý và xây dựng product backlog nơi chứa thông tin về các yêu cầu của người dùng.
2. Scrum Master
Là người quản lý và chịu trách nhiệm cho tiến trình thực hiện framework Scrum. Đảm bảo trong suốt sprint, các sự kiện được diễn ra theo đúng mô hình Scrum. Ngoài ra còn có vai trò như người điều phối, dẫn truyện, mở lời, thao gỡ một số khó khăn xảy ra giữa các thành viên.
3. Develop Team
Nhóm phát triển bao gồm những vai trò như sau: developer, tester, business analyst,..
Là những người chịu trách nhiệm thực hiện phát triển và đảm bảo chất lượng cho phần mềm trong quá trình phát triển.
Develop team là một nhóm tự quản và không có project leader.
Các sự kiện trong Agile Scrum
1. Grooming
Thời gian: khoảng 2 tiếng (không được tính thời gian vào trong spint, tính vào thời gian của sprint trước)
Mục tiêu:
- Giới thiệu task, định hướng cho sprint tiếp theo
- Product Owner cần chuẩn bị trước tài liệu
- Sprint goal: phụ thuộc vào product owner
2. Sprint Planning
Thời gian: Diễn ra sau grooming, là đuổi đầu tiên của sprint mới, khoảng 2 tiếng.
Mục tiêu:
- Đánh giá độ khó của từng task (đánh story point cho các task)
- Thực hiện chia các đầu công việc cho các thành viên trong nhóm
Một số chú thích trong buổi sprint planning:
- Đảm bảo phải có: chấm point và tất cả mọi người đều có task
- Kiểm tra hết task ở sprint cũ, nếu chưa xong thì sẽ giải quyết như thế nào, phân bố nguồn lực như thế nà.
- Khi đóng sprint: những issue chưa close sẽ chuyển sang print mới
- Overview lại task cho tất cả mọi người, đảm bảo khối lượng công việc phù hợp cho các thành viên.
3. Daily Meeting
Thời gian: Là cuộc họp hàng ngày, thường diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút buổi sáng.
Mục tiêu: Để tất cả mọi người đều biết các công việc đang diễn ra hàng ngày, đảm bảo mọi công việc vẫn đang chạy bằng cách trả lời 3 câu hỏi:
- Hôm qua đã thực hiện được gì?
- Công việc dự định làm hôm nay
- Có vấn đề gì xảy ra trong quá trình làm việc không?
4. Sprint Review
Thời gian: Khoảng 30 phút – 1 tiếng
Mục tiêu:
- Review khối lượng công việc của sprint
5. Retrospective
Thời gian: Khoảng 30 phút
Mục tiêu:
- Review về cách làm việc và mức độ hài lòng của team dự án sau khi thực hiện 1 sprint
- Review về burndown chart và sprint report
- Sẽ tập trung phân tích về burndown chart, mọi người close nhiều thì đường đồ thị sẽ đi xuống… Cần từ burndown chart và phân tích được quá trình làm việc của team
- Đưa ra một số hành động để cải thiện trong sprint tới
Có thể sử dụng ideaboardz.com trong cuộc họp retrospective