Test case là gì?

0

Test case là tài liệu ghi lại các bước thực hiện để verify một năng hoặc một chức năng của phần mềm. Một test case bao gồm: các bước test, dữ liệu thực hiện test, các điều kiện cần có để thực hiện test. Những thông tin này phục vụ cho việc phát triển một kịch kiểm thử. Test case bao gồm thông tin về expected và actual result. Thông tin được dùng để xác định xem liệu rằng phần mềm có hoạt động đúng như yêu cầu của người dùng.

Những thông tin cần có khi viết test case

  • Miêu tả những yêu cầu cần được test
  • Giải thích hệ thống sẽ được test như thế nào?
  • Các thông tin về version của phần mềm, các file dữ liệu, hệ điều hành, phần cứng, phần mềm, thông tin bảo mật và những thông tin liên đến môi trường thực hiện test cũng nên có
  • Input và output và kết quả mong đợi sau khi test (expected results)
  • Những file đính kèm liên quan đến phần mềm
  • Các ngôn ngữ được sử dụng
  • Test case không nên quá 15 bước
  • Cần có những test case các trường hợp đặc đúng với nghiệp vụ để cover được những lỗi có thể xảy ra
Test case có những thông tin cơ bản

Những lưu ý để viết test case tốt

  1. Test case cần đơn giản và rõ ràng

Nên tạo một test case đơn giản nhất có thể. Test case cần phải rõ ràng, ngắn gọn.

Sử dụng những từ ngắn gọn như “go to home page”, “enter data”, “click on”. Điều này giúp test case dễ hiểu và dễ dàng thực hiện hơn.

2. Tạo test case với góc nhìn của người dùng

Mục tiêu tối thượng của các dự án là tạo test case đúng với yêu cầu của người dùng để dễ dàng sử dụng và vận hành. Là một tester, bạn nên luôn giữ đứng ở góc nhìn là người dùng.

3. Tránh các test case lặp lại nhiều lần

Không nên lặp lại quá nhiều test case, điều này khiến cho bộ tài liệu của chúng ta trở nên cồng kềnh, gây trở lại và tốn nhiều thời gian trong quá trình thực hiện.

4. Không nên giả định về chức năng

Test case cần bám sát với tài liệu của phần mềm, không nên tự giả định các tính năng hoặc chức năng ở trong phần mềm.

5. Test case cần nên được định danh

Khi viết test case cần thêm ID để định danh dễ dàng. Điều này giúp cho quá trình kiểm tra defect hoặc tìm kiếm nhanh hơn.

6. Thực hiện một số kĩ thuật testing

  • BVA (Boundary Value Analysis): Phân tích giá trị vùng biên
  • EP (Equivalence Partition)
  • State Transition Technique
  • Error Guessing Technique

7. Peer review

Sau khi tạo test case, bạn có thể peer review với đồng nghiệp để có thể tìm ra những test case mà bạn có thể bỏ lỡ.

Đọc thêm: Tìm hiểu về Test Plan

Tham khảo: How to Write Test Cases: Sample Template with Examples

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Exit mobile version