Tại sao chúng ta lại cần kiểm tra một thứ gì đó?
Khi chúng ta kiểm tra một thứ gì đó có nghĩa là chúng ta muốn xem nó có hoạt động ổn nhưng mong muốn của mình hay không, đem lại kết quả tốt.
Việc này cũng giống như chúng ta kiểm tra phần mềm sau khi phát triển, mục đích là để đảm bảo phần mềm chạy đúng.
Vậy tại sao lại cần tester trong quá trình làm phần mềm?
Developer cũng có thể tự kiểm tra lại phần mềm của mình tạo ra, vậy tại sao vẫn cần phải có tester để kiểm thử lại phần mềm?
Cũng giống như việc bạn làm bài kiểm tra, bạn luôn cần phải kiểm tra lại bài của mình để xem có mắc những sai lầm nào mà bạn chưa phát hiện ra trước đó, điều này giúp bạn đạt được điểm cao hơn. Vậy với phần mềm thì có một số lí do cụ thể sau:
Phần mềm viết bởi con người và con người thì luôn có những sai lầm
Trong quá trình làm dự án, các developer sẽ phải làm việc dưới các áp lực như thời gian, tiến độ dự án, deadline,… và một số tác động khác ở công ty như máy móc hoạt động như thế nào, sếp, đồng nghiệp,…
“Human who know something but not everything, who have skills but aren’t perfect and who do make mistake”
Tăng độ tin tưởng vào phần mềm
Chúng ta nên luôn giả sử rằng phần mềm của mình có lỗi, cần phải kiểm tra lại phần mềm. Tuy nhiên, có một số lỗi đến rất bất ngờ theo cái cách không ngờ tới, mà khi developer viết code nên góc nhìn kiểm thử có xu hướng tranh hoặc bỏ qua một số lỗi tiềm ẩn.
Do đó, cần có một người tester thực hiện kiểm thử phần mềm ở góc nhìn khác developer .
Trách các trường hợp kiện cáo từ khác hàng
Chất lượng ngày càng được nâng cao trong ngành phần mềm, chúng ta không chỉ viết ra phần mềm mà còn cần phải đảm bảo phần mềm chạy tốt, không có quá nhiều bug, khách hàng có thể chấp nhận và sử dụng được.
Khách hàng là người trả tiền cho chúng ta nên chúng ta cần có những văn bản, bằng chứng chứng minh rằng phần mềm có thể chạy tốt và được kiểm tra cẩn thận.
Lỗi trong phần mềm có thể rất rẻ nhưng cũng có thể rất đắt
Ví dụ trong trang web thông tin gia đình, tên của bà ngoại bạn bị viết sai, mẹ bạn phát hiện ra và bạn phải kiểm tra lại, nhưng bạn hoàn toàn có thể sửa nó dễ dàng và chỉ có gia đình biết về lỗi này.
Hoặc nếu như trong web của công ty viết sai chính tả thì những khách hàng tiềm năng sẽ cảm thấy công ty thiếu chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, nếu lỗi phần mềm trong những thiết bị y tế, xe hơi, vận hành máy bay thì chi phí tổn thất rất lớn về tiền bạc và con người.
Những lỗi về phần mềm lớn trong lịch sử:
Tên lửa Ariane 5 đã bay sai hướng 90 độ kéo theo tổn thất là 370 triệu đô và dừng nghiên cứu trong vòng 5 năm, vậy nên một lỗi nhỏ có thể gây ra lỗi rất lớn.
Do vậy, ngành kiểm thử đã ra đời và nắm vị trí quan trọng trong việc phát triển phần mềm, nâng cao chất lượng phần mềm.